Ngân hàng lớn ưu đãi vay vốn cho các chủ tàu cắt giảm khí thải carbon

Nhằm cấp bách cắt giảm khí thải carbon từ hoạt động vận tải biển quốc tế, các tổ chức tài chính lớn cùng nhau ưu đãi vay vốn cho chủ tàu khi mua hoặc đóng tàu ít thải carbon và ngược lại siết chặt vốn với tàu tiêu chuẩn cũ. Ngành vận tải chiếm khoảng 2,6% lượng khí thải carbon toàn cầu và con số này sẽ tăng lên rất nhanh nếu như không được kiểm soát. Mười một ngân hàng đã ký Nguyên tắc Poseidon với tham vọng cắt giảm tổng lượng phát thải carbon toàn cầu ít nhất 50% đến năm 2050 so với năm 2008 gồm Citi, Societe Generale, DNB, ABN Amro, Amsterdam Trade Bank, Credit Agricole CIB, Danish Ship Finance, Danske Bank, DVB, ING và Nordea. Danh mục cho vay ngành shipping của 11 ngân hàng ký kết chiếm khoảng 100 tỷ đô la trong số hơn 400 tỷ đô la trên thế giới.

Nguyên tắc Poseidon được phát triển từ sáng kiến tại Global Marine Forum và thực hiện thông qua các tiêu chuẩn tuân thủ theo IMO. Nhiều ngân hàng hơn dự kiến sẽ tham gia chiến lược cắt giảm trong thời gian tới, gồm các ngân hàng châu Á và các chủ thuê Trung Quốc cũng thể hiện sự quan tâm. James Mitchell, quản lý tài chính khí hậu toàn cầu tại Viện Rocky Mountain tuyên bố đây là cuộc cách tân và đột phá mang lại niềm tự hào cho nền công nghiệp vận tải, là thỏa thuận toàn cầu đầu tiên trên thế giới liên kết tài chính với mục tiêu giảm biến đổi khí hậu.

Maersk, Euronav, Cargill và Đăng kiểm Lloyd đều ủng hộ chiến lược này. Paul Taylor, trưởng bộ phận vận tải và ngoài khơi Societe Generale cho biết mục đích của việc hợp tác là hỗ trợ khách hàng thích nghi với những thay đổi diễn ra trên thị trường năm 2050, sẽ có nhiều thanh khoản hơn cho các dự án giảm khí thải và hạn chế đối với những dự án còn lại.

Các quốc gia thành viên IMO đang nỗ lực cắt giảm phát thải carbon bắt buộc trước năm 2023. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định nào bắt buộc các chủ tàu phải cắt giảm khí thải carbon. Một số chủ tàu như Maersk đã cam kết cắt giảm triệt để, nhưng phần lớn ngành công nghiệp vân tải vẫn không cam kết được trong bối cảnh chính trị quốc tế đang chùn bước trước vấn đề này. Thậm chí những quốc gia vận tải lớn như Saudi Arabia, Mỹ, Brazil… còn phản đối dự thảo đầu tiên trong hai tuần thỏa thuận tại trụ sở IMO London với lý do cản trở hoạt động thương mại toàn cầu.

Các tổ chức vì môi trường đang chỉ trích gay gắt việc ngành shipping không thuộc phạm vi điều chỉnh khí thải carbon của Hiệp đinh khí hậu của Liên Hiệp Quốc ký tại Paris năm 2015 trong khi các bằng chứng khoa học đều cho thấy cắt giảm khí thải carbon là cần thiết để giảm thiếu biến đổi khí hậu. Ngành hàng không cũng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh nhưng đã đạt được kế hoạch cắt giảm trong khi ngành shipping lại mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn hơn.

Diễn biến cho thấy đến lúc cần kíp cho việc giảm khí thải carbon cho ngành shipping và đó là trách nhiệm của tất cả mọi người và mọi người cần chung tay cho một thế giới ít khí thải carbon hơn.

- Trích từ Tradewinds