Giữa năm 2020 khi dịch Covid ở đỉnh điểm, có hơn 400.000 thuyền viên phải làm việc quá hạn hợp đồng và may mắn thay, sau đó số lượng đã giảm gần một nửa. Tuy nhiên hai tháng trở lại đây, con số này lại tăng trở lại nhanh chóng (dựa trên dữ liệu của 10 công ty quản lý tàu biển hàng đầu thế giới).
Tỷ lệ lây nhiễm ngày càng cao cùng việc phong tỏa
lãnh thổ, đóng cửa biên giới vẫn đang là thách thức lớn đối khi thay đổi
thuyền viên. Sự giảm sút các chuyến bay
hằng ngày đến Philippines, quốc gia có số lượng thuyền viên nhiều nhất,
cũng như lệnh cấm đi lại của chính phủ Philippines đối với các thuyền
viên đến từ UAE, Oman, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan đang làm
gián đoạn đối với lịch trình di chuyển của thuyền viên. Vì vậy, các
thuyền viên không thể trở về nhà do nhiều chuyến bay bị hủy.
Công ước Lao động Hàng hải quy định thời hạn thuyền viên làm việc trên tàu liên tục là từ 8 đến tối đa 11 tháng, nhưng trên thực tế có hàng nghìn người phải lênh đênh trên biển 16 tháng hoặc lâu hơn nữa. Điều này hoàn toàn bất hợp pháp và gây căng thẳng cực độ đối với sức khỏe cũng như tinh thần của người đi biển.
Việc giải quyết khủng hoảng này
đòi hỏi tất cả các thuyền viên phải được ưu tiên tiêm vắc-xin. Mặc dù ở
Mỹ, một số quốc gia Châu Âu đã triển khai được song phần lớn thuyền viên
vẫn chưa có điều kiện tiếp cận vắc-xin. Các công ty vận tải đưa ra đối
sách trước mắt là mức lương cao hơn 10-20% so với mức bình quân thị
trường hoặc tăng thưởng
Các tổ chức
quốc tế và nhiều công ty đã liên tục vận động để đòi thêm quyền lợi cho
thuyền viên, song chỉ có số ít quốc gia mở cảng, còn lại thắt chặt để
đối phó với làn sóng Covid không ngừng biến động.
Hơn 4.000 người ký bản kiến nghị trực tuyến do cựu thuyền viên 12 năm kinh nghiệm Frank Coles lập, hiện tại ông đảm nhận chức vụ Giám đốc điều hành Pacific Basin Bulk Shipping tại Hong Kong, nhằm tạo một giao thức toàn cầu gọi là “Luồng Xanh” dành riêng cho những người đi biển.
(Tổng hợp, lược dịch và bổ sung thông tin: Pioneer Shipbrokers)