Trung Quốc xem xét tháo gỡ lệnh cấm phá dỡ tàu nước ngoài

Quay ngược lại tháng 1/2019, trong nỗ lực cấp thiết để bảo vệ mội trường, chính quyền của Tập Cận Bình đã ban hành lệnh cấm phá dỡ tàu nước ngoài. Giám đốc Hiệp hội đóng tàu Quốc gia Trung Quốc (CNSA)-Xie Dehua cho biết lệnh cấm có tác động nặng nề đến việc vận hành các xưởng phá dỡ Trung Quốc. Ngành công nghiệp phá dỡ lớn thứ 4 thế giới phải đối mặt với sóng gió và các xưởng phải lấn sân các lĩnh vực khác để duy trì hoạt động.

Vào thời điểm lệnh cấm có hiệu lực, Trung Quốc là quốc gia phá dỡ tàu lớn chỉ sau Bangladesh, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ với hầu hết các xưởng đều thân thiện với môi trường. Lệnh cấm khiến nhiều tàu nước ngoài thuộc các công ty Trung Quốc phải chuyển sang phá dỡ tại Ấn Độ, đặc biệt tại xưởng Alang. Ngành công nghiệp phá dỡ tại Trung Quốc bị phụ thuộc hoàn toàn vào lượng tàu nội địa, dẫn đến mất gần hết thị phần vào tay Ấn Độ và Bangladesh.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là hầu hầu hết các xưởng tàu Trung Quốc đều tuân thủ Danh mục Vật tư Nguy hiểm (IHM) theo quy định của Công ước quốc tế Hong Kong. Một số xưởng còn đủ tiêu chí đăng ký giấy chứng nhận theo Quy định Tái Chế Tàu của Liên minh Châu Âu (SRR). Thậm chí tổng thư ký Hiệp hội Tái chế Tàu Quốc tế (ISRA) - Bernard Veldhoven cho biết khi tin tức IMO thảo luận về quy định tái chế tàu nổ ra, các xưởng Trung Quốc lập tức chủ động nâng cấp và đầu tư vào cơ sở vật chất, biến nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có năng lực tái chế tàu theo tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe, an toàn và môi trường.

Sau hàng hàng trăm lời kêu gọi ngành công nghiệp tàu Trung Quốc tiếp tục cấp phép phá dỡ tàu nước ngoài, cuối cùng thì Bắc Kinh cũng chịu lắng nghe và có động thái xem xét tháo gỡ lệnh cấm. Nếu được thông qua, các chủ tàu sẽ có thêm quyền lựa chọn tái chế xanh nội địa thay vì các xưởng bất đắc dĩ khác trong khu vực Nam Á - vốn mang tiếng xấu về ô nhiễm và điều kiện lao động tồi tàn.

* Thông tin thêm: Chỉ trong quý 4/2019 có đến 133 tàu phá dỡ. Trong đó Bangldesh chiếm 40%, Ấn Độ 28% và Thổ Nhĩ Kỳ đạt hạng 3 với 19%. Pakistan vượt lên Trung Quốc chiếm hạng 4 với tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt 1%. (Pakitan 4%, Trung Quốc 3%). Dù quá trình tăng trưởng bị gián đoạn do dịch Covid-19 hoành hành khiến các xưởng phải tạm ngưng hoạt động, song ngành công nghiệp này đã vận hạnh mạnh mẽ trở lại từ quý 4/2020.

* Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.

(Tổng hợp và lược dịch bởi Pioneer Shipbrokers)